Đánh giá các công thức tính toán cường độ chịu cắt của cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Duy Duẩn Nguyễn, Sỹ Minh Nguyễn, Trọng Hà Nguyễn, Văn Tiến Phan, Văn Bình Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2022

Mô tả vật lý: 45361

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440068

Cường độ chịu cắt (hay là khả năng chịu cắt) là tham số cực kỳ quan trọng trong thiết kế cột bê tông cốt thép (BTCT), đặc biệt khi tính toán có xét đến ảnh hưởng của tải trọng ngang như gió hoặc động đất. Hiện tại, có nhiều tiêu chuẩn thiết kế và nghiên cứu đã đề xuất công thức tính toán cường độ chịu cắt của cột BTCT. Tuy nhiên, việc tính toán theo các công thức đã đề xuất trong các tài liệu vẫn còn có sự sai lệch nhiều so với kết quả thí nghiệm. Nghiên cứu này đánh giá các công thức tính toán khả năng chịu cắt của cột BTCT chữ nhật dựa trên bộ dữ liệu sưu tập gồm 735 thí nghiệm đã công bố. Bảy công thức tính toán được sử dụng để đánh giá trong nghiên cứu này, trong đó có năm công thức dựa trên tiêu chuẩn thiết kế bao gồm TCVN 5574 (2018), ACI 318 (2014), CSA (2014), EN 1998-1 (2004), FEMA 273 (1997) và hai nghiên cứu điển hình đã công bố là Ascheim - Moehle (1992) và Sezen - Moehle (2004). Cường độ chịu cắt của cột được tính toán dựa trên số liệu đầu vào của bộ dữ liệu sưu tập và sử dụng bảy công thức đã nêu. Cuối cùng, kết quả tính toán của các công thức được đánh giá dựa vào các đại lượng thống kê, bao gồm hệ số xác định và sai số quân phương. Kết quả đánh giá cho thấy rằng công thức của tiêu chuẩn EN 1998-1 (2004) cho dự báo tốt nhất, tiếp đến là công thức của Sezen-Moehle (2004), TCVN 5574 (2018) và tiêu chuẩn Canada CSA (2014). Các công thức này cho kết quả tính toán tương đối gần với thí nghiệm và thiên về an toàn hơn các công thức khác.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH