Chất thải rắn từ quá trình khí hóa vỏ mắc-ca: Tiềm năng sử dụng làm vật liệu hấp phụ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồng Nam Nguyễn, Văn Đông Nguyễn, Văn Bẩy Trần, Ngọc Linh Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 669 Metallurgy

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2022

Mô tả vật lý: 93-96

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440107

Việc mở rộng sản xuất mắc-ca trên toàn cầu dẫn đến nguy cơ ngày càng tăng của các sản phẩm phụ như vỏ hạt mắc ca gây ô nhiễm môi trường. Sự kết hợp giữa năng lượng và sản xuất than sinh học từ hạt mắc ca là một giải pháp khả thi để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và tạo ra các chất hấp phụ gốc sinh học có giá trị cao, mang lại nhiều ứng dụng trong việc xử lý môi trường. Trong nghiên cứu này, các kết quả thực nghiệm thu được về các đặc tính của vỏ hạt mắc ca đã làm nổi bật tính thích hợp của nó làm nguyên liệu cho quá trình khí hóa sinh khối với độ ẩm và hàm lượng tro tương đối thấp lần lượt là 5,62% và 0,99%. Hàm lượng chất bốc bay được tìm thấy trong vỏ hạt mắc-ca là đáng kể 82,59% và nhiệt trị cao của vỏ mắc-ca được xác định là 18,71MJ/kg. Phân tích SEM, BET về chất thải rắn cho thấy bề mặt than có độ xốp tương đối lớn, diện tích bề mặt là 783,04m2 /g. Hơn nữa, phân tích FT-IR cho thấy ít nhóm chức lưu lại trên bề mặt than
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH