Nhận diện phân tử một số loài Lan Hài (Paphiopedilum) đặc hữu tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Điệp Lê, Phương Nam Lưu, Hữu Thuần Anh Nguyễn, Thành Công Nguyễn, Thanh Điềm Nguyễn, Duy Dương Trần, Hoàng Dũng Trần, Hợp Trần, Thị Huyền Trang ũ, Quốc Luận" Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 45360

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440119

Lan Hải Paphiopedilum đặc hữu Việt Nam là nhóm lan quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao nên cán có biện pháp bảo tồn. Trong khi đa số các cây Lan Hải được mua bán thương mại thường là cây con, cây chưa trưởng thành, cây không có hoa vì thế cần phải có phương pháp nhận diện nhanh và chính xác. Hiện nay phương pháp mã vạch DNA là một phương pháp hiệu quả, được ứng dụng ngày càng phổ biến. Trong nghiên cứu này để nhận diện các loài lan Hài đã khảo sát 6 vùng gene là ITS, matK, trnL, rpoB, rpoC1, trnH psbA trên 23 mẫu thuộc 8 loài lan Hài đặc hữu Việt Nam. Việc khuếch đại các vùng trình tự ITS, matK, trn, rpoB, rpoc1 đều thành công với hiệu suất tuyệt đối 100%. Các trình tự lan Hài đặc hữu Việt Nam trong nghiên cứu được đăng kí mã số trình tự, đồng thời góp phần vào thư viện trình tự Gen thể giới. Kết quả của nghiên cứu đã để xuất trình tự kết hợp ITS và matK cho tiem năng cao nhất trong việc nhận diện 6 loài lan Hài đặc hữu trong nghiên cứu, gồm P. delenatii, P. hangianum, P. helenae, P. x dalatense, P. gratrixianum, P. vietnamense. Trình tự mã vạch này có thể áp dụng để nhận diện quần thể lan Hài Việt Nam phục vụ cho việc quản lí và bảo tồn các loài lan Hài có giá trị.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH