Tiếp cận tác phẩm "tiếng chim vườn cũ" của Nguyễn Mộng Giác dưới góc độ vận dụng lí thuyết phân tâm học của Sigmund Freud

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Đan Duy Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tập San thông tin Khoa học và rèn luyện nghề (Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt), 2020

Mô tả vật lý: 45520

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440191

Phân tâm học là phương pháp chữa bệnh tâm thần và là học thuyết tâm lý đề cao vai trò của cái vô thức trong đời sống con người. Về sau, Phân tâm học trở thành cơ sở của chủ nghĩa Freud (Freudism), một trào lưu tư tưởng có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của nhân loại thế kỷ XX. Phân tâm học đặc biệt ảnh hưởng đến lĩnh vực văn học - nghệ thuật từ phương diện sáng tác đến lí luận phê bình. Văn học đô thị miền Nam giai đoạn trước năm 1975 tiếp nhận học thuyết này và chịu sự ảnh hưởng tương đối lớn, ghi dấu ấn trong nhiều sáng tác và nhiều công trình lí luận phê bình văn học - nghệ thuật. Dựa trên nền tảng lí thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud và lý luận của khuynh hướng phê bình Phân tâm học, bài viết đưa ra một số nhận định chủ quan về cách tiếp cận nội dung tác phẩm Tiếng chim vườn cũ của nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Thành công của Nguyễn Mộng Giác là tận dụng tính chất thời sự của thuyết Phân tâm đang ồ ạt ở Việt Nam những năm trước năm 1975 để xây dựng một câu chuyện mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH