Phát thải khí metan (CH4) trong sản xuất lúa nước tại Việt Nam: hiện trạng và giải pháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phú Hảo Đồng, Hoàng Anh Lê, Thanh Bình Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Các khoa học Trái đất và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2023

Mô tả vật lý: 28-41

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440246

Sản xuất lúa nước phát thải một lượng lớn khí nhà kính (KNK), đặc biệt là khí metan (CH4). Bài tổng quan này có mục tiêu đánh giá hiện trạng phát thải khí CH4 trong canh tác lúa nước ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hạn chế quá trình phát thải CH4. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khí CH4 phát thải trong canh tác lúa nước hằng năm ở nước ta khoảng 49,7 triệu tấn CO2tđ (CO2 tương đương). Yếu tố ảnh hưởng đến phát thải CH4 trong canh tác lúa liên quan đến thành phần cơ giới của đất, chế độ tưới nước, kỹ thuật canh tác. Các nhóm giải pháp hạn chế phát thải khí CH4 bao gồm ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intensification - SRI), kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying - AWD) và sử dụng than sinh học (TSH). Tóm lại, sản xuất lúa nước phát thải CH4 rất lớn, do đó cần hiện thực hóa các giải pháp, vừa giúp giảm phát thải KNK vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH