Kinh tế học tôn giáo với lý thuyết lựa chọn hợp lý: Hiệu quả và hạn chế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Anh Thư Lê, Kỳ Đồng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2023

Mô tả vật lý: 1865-1874

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440252

Trong lịch sử nghiên cứu tôn giáo, đã có nhiều lý thuyết ra đời để lý giải sự duy trì và phát triển của tôn giáo trong xã hội hiện đại, nổi bật nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất là lý thuyết thế tục hóa, lý thuyết phân hóa chức năng, lý thuyết đa nguyên.... Khi các lý thuyết này bắt đầu có dấu hiệu lỗi thời, các nhà nghiên cứu tôn giáo buộc phải tìm kiếm một lý thuyết mới thỏa đáng hơn để phân tích các hiện tượng tôn giáo trong xã hội đương đại. Kinh tế học tôn giáo nổi lên như một cách thức tiếp cận mới thay thế cho các cách tiếp cận cũ kém thuyết phục. Được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết lựa chọn hợp lý áp dụng phần lớn trong lĩnh vực kinh tế học, nội dung chính của kinh tế học tôn giáo là xem xét tôn giáo như một thị trường kinh tế thực thụ mà ở đó các tín đồ tôn giáo lựa chọn tham gia tổ chức tôn giáo giống như người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm hàng hóa trong thị trường. Lý thuyết kinh tế học tôn giáo dự đoán sự phát triển của tôn giáo trong xã hội đương đại dựa trên hiệu suất của các tổ chức tôn giáo và sự kết nối với nhu cầu và sở thích của các tín đồ trong thị trường tôn giáo. Bằng cách tìm hiểu mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế, cũng như các lập luận cơ bản của lý thuyết kinh tế học tôn giáo, bài viết đi tìm tính hiệu quả và những hạn chế của lý thuyết mới này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH