Đặc điểm thực vật học và tác dụng kháng oxy hóa in vitro trên mô hình quét gốc tự do DPPH của cao chiết hoa cây Đậu biếc (Clitoria ternatea L., Fabaceae) tại Bạc Liêu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Anh Duy Huỳnh, Thị Ngọc Giàu Lâm, Thị Thu Thúy Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 615.321 Drugs derived from plants

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Đồng Tháp), 2022

Mô tả vật lý: 98-105

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440287

Khảo sát đặc điểm thực vật, sơ bộ thành phần hóa học và hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 96% và cao chiết nước từ hoa cây Đậu biếc bằng việc phân tích mẫu vật đã định danh được hoa Đậu biếc thu hái tại Bạc Liêu chính là Clitoria ternatea L., Fabaceae. Ngoài ra, kết quả định tính cho thấy trong hoa cây Đậu biếc hiện diện các hợp chất hóa học Anthocyanin, flavonoid, carotenoid, tinh dầu, triterpenoid tự do, tannin, saponin, acid hữu cơ, chất khử và hợp chất polyuronid. Bên cạnh đó, khả năng kháng oxy hóa in vitro được tiến hành bằng phương pháp sử dụng gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl), với chất chuẩn là vitamin C. Mẫu thử là cao ethanol 96% và cao nước của hoa cây Đậu biếc cho giá trị IC50tương ứng là 362,94 μg/mL và 297,39 μg/mL, mặc dù thấp hơn chất chuẩn vitamin C (IC50= 4,72 μg/mL). Hiệu suất loại bỏ gốc tự do của cao ethanol 96% hoa Đậu biếc tỉ lệ thuận với nồng độ, khi nồng độ cao chiết tăng từ 100 đến 500 µg/mL tương đương hiệu suất ức chế gốc tự do tăng từ 18,45% đến 66,31%. Đối với cao nước, hiệu suất ức chế gốc tự do tăng từ 24,83% đến 70,12% trong cùng dãy nồng độ thử nghiệm. Kết luận cao nước có khả năng quét gốc tự do DPPH tốt hơn cao ethanol 96%. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy tiềm năng tác dụng sinh học của hoa Đậu biếc và tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu và sử dụng tiếp theo.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH