Khả năng xử lý nước của bèo tai tượng (pistia stratiotes) trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá trê vàng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hồng Nho Nguyễn, Thanh Liêm Phạm, Quốc Phú Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Đại học Huế, 2022

Mô tả vật lý: 2769-2778

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440328

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định diện tích bèo tai tượng (Pistia stratiotes) có khả năng xử lý nước thải trong hệ thống tuần hoàn (RAS) dựa trên tổng lượng chất thải của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) nuôi ở các giai đoạn khác nhau. Số liệu tính toán dựa trênkết quả của 02 thí nghiệm bao gồm sự cân bằng vật chất dinh dưỡng trong RAS nuôi thương phẩm cá trê vàng và hiệu quả xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh trong hệ thống nuôi cá trê vàng thâm canh. Bèo tai tượng thểhiện tốt chức năng xửlý nước thải từhệthống nuôi. Trong 10 ngày đầu của thí nghiệm, tỉlệvềhàm lượng các chất COD, TAN, N-NO3-, P-PO43-, TN và TP từ bể bèo tai tượng đi ra giảm tương ứng là 34,28
  40,70
  46,70
  24,56
  39,92 và 9,16% so với hàm lượng các chất trong nước đầu vào từbểlọc sinh học. Trên cơ sởcân bằng vật chất dinh dưỡng, lượng chất thải hàng ngày từ4 m3thểtích bểnuôi cá trê vàng với mật độ1.000 con/m3chứa 17,51mg/L COD, 1,22 mg/L TAN, 16,40 mg/L N-NO3-, 2,92 mg/L P-PO43-, 28,55 mg/L TN và 17,32 mg/L TP. Như vậy, để đảm bảo chất lượng nước thải từ 4 m3bể nuôi cá trê vàng trong RAS theo các quy chuẩn nước thải của BộTài nguyên và Môi trường thì diện tích bèo tai tượng cần thiết là trong khoảng 1,30-2,30 m2
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH