Nghiên cứu sinh trưởng năng suất và hoạt tính sinh học của bốn giống nghệ vàng (Curcuma longa L.)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Cẩm Hường Bùi, Thị Ngọc Thoa Dương, Thái Danh Lưu, Hoàng Hôn Nguyễn, Trọng Tuân Nguyễn, Bảo Long Tiết, Công Thành Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí nông nghiệp & phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 52 - 59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440352

Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và hoạt tinh sinh học của ba giống nghệ vàng gồm nghệ Phú Quốc, nghệ Thái và nghệ Cần Thơ với giống nghệ Xà Cừ là giống phổ bien tại các tỉnh phía Nam. Bốn giống nghệ được trồng trong chậu trong điều kiện nhà kinh tại Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy nghệ Phú Quốc có chiều cao thân giả, đường kính thân giả, kích thước lá và năng suất củ lớn nhất, kế tiếp là nghệ Thải, Xà Cừ và nghệ Cần Thơ. Về hàm lượng và năng suất tinh dầu, nghệ Phú Quốc cao nhất và gấp khoảng 2 lần so với nghệ Xà Cừ, trong khi nghệ Cán Thơ thấp nhất. Nghệ Phú Quốc có hàm lượng và năng suất curcumin cao nhất và gấp khoảng 2 lần so với nghệ Xà Cừ. Ar-turmerone, a-turmerone và B-turmerone là các thành phản chính trong tinh dầu của nghệ Phú Quốc, Thái và Xà Cừ với tổng hàm lượng khoảng 67,269,5%, trong khi tinh dầu nghệ Cần Thơ có tổng hàm lượng thấp khoảng 31,9%. Tinh dầu nghệ Phú Quốc và Thái có khả năng chống oxy hóa tương đương với nghệ Xà Cừ, tinh dầu của nghệ Thái, nghệ Cần Thơ và nghệ Phú Quốc có khả năng kháng tốt hơn so với tinh dầu nghệ Xà Cừ lần lượt đối với vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn Pseudomonas aergonosa và nấm Candida albicans. Tóm lại, nghệ Phú Quốc có đặc tính sinh trưởng, năng suất củ, hàm lượng curcumin và tinh dầu vượt troi hơn so với giống đối chứng Xà Cừ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH