Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn tiết niệu sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Sáng Nguyễn, Thị Tươi Nguyễn, Thu Hà Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 86-93

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440372

 Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn tiết niệu sơ sinh (NKTN) tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Đối tượng 66 trẻ sơ sinh bị NKTN điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh từ 01/12/2020 đến 31/10/2021. Phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả tần suất mắc NKTN ở trẻ sơ sinh là 66/822 trẻ (8,0%), thường gặp ở trẻ đẻ non, cân nặng <
 2500g. Tỉ lệ nam/nữ là 0,88. Triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu sốt 10 ca (15,2%), vàng da 38 ca (57,6%), suy hô hấp 15 ca (22,7%), bỏ bú, bú kém 14 ca (21,2%). Xét nghiệm hầu hết bình thường. Xét nghiệm nước tiểu Bạch cầu niệu dương tính 66 (100%), Bạch cầu niệu trung bình 120,08 ± 21,40 /mm3, Nitrit niệu dương tính 30 (45,5%). Vi khuẩn niệu 8 ca (12,1%), gram âm 7/8 ca (87,5%). Siêu âm thận tiết niệu có bất thường 5 ca (7,6%). Các yếu tố nguy cơ gây NKTN là trẻ nữ, ≤ 7 ngày tuổi, cân nặng lúc sinh <
  2500g, đẻ non, có vàng da, mẹ mắc bệnh khi mang thai, sốt trước đẻ 1 tuần, nước ối bẩn, thời gian vỡ ối >
 12 giờ, đẻ ngạt, trẻ được can thiệp thủ thuật cấp cứu trước vào viện.cao, triệu chứng lâm sàng không điển hình. Biến đổi cận lâm sàng chủ yếu là bạch cầu niệu dương tính, vi khuẩn niệu chủ yếu là gram âm. Trẻ nữ, ≤ 7 ngày tuổi, vàng da bệnh lý, đẻ non, mẹ sốt 1 tuần trước đẻ
  mắc bệnh khi mang thai
  đẻ ngạt
  trẻ được can thiệp thủ thuật cấp cứu trước vào viện có nguy cơ mắc NKTN cao hơn những trẻ khác.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH