Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Nam Đinh, Thị Thu Quỳnh Đỗ, Thế Cương Lê, Xuân Nghiễn Ngô, Thị Bích Thùy Nguyễn, Thị Luyện Nguyễn, Đông Anh Trần, Thị Như Hoa Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 952-963

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440407

Trong nuôi trồng nấm sò, việc tạo ra các chủng nấm mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn các chủng đang nuôi trồng là rất cần thiết. Ba chủng nấm sò PN1, PN14 và PN10 được sử dụng để tạo các tổ hợp lai bằng phương pháp lai đơn bào tử và đánh giá các tổ hợp lai của chúng trên môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 và trên giá thể nuôi trồng. Có 38 dòng đơn bào tử đã được phân lập, trong đó có 18 dòng đơn bào tử của chủng PN1, 16 dòng đơn bào tử của chủng PN10 và 4 dòng đơn bào tử của chủng PN14. Có 70 tổ hợp lai đã được thực hiện, trong đó 3 tổ hợp lai thành công là HP1-27 ´ HP14-4 (ký hiệu là PN1141), HP1-27 ´ HP14-7 (ký hiệu là PN1142), HP1-27 ´ HP14-10 (ký hiệu là PN1143) dựa trên sự xuất hiện khóa liên kết trên sợi nấm. Trên môi trường nhân giống cấp 1, chủng sò lai PN1143 có tốc độ sinh trưởng thấp hơn chủng PN1 và cao hơn các chủng còn lại. Trên môi trường nhân giống cấp 2 thóc luộc, hai chủng PN1 và PN1143 có thời gian hệ sợi mọc kín ống nghiệm và tốc độ sinh trưởng của hệ sợi cao nhất, thấp nhất là chủng PN10. Trên giá thể nuôi trồng, 2 chủng PN1 và PN1143 đạt các kết quả cao hơn các chủng còn lại về tốc độ sinh trưởng hệ sợi, kích thước quả thể, hiệu suất sinh học lần lượt là 55,46 và 54,54%. Ba chủng sò lai đều có màu sắc trắng xám, xuất hiện các vân sọc trên mũ nấm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH