Sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử việt nam ở trường trung học phổ thông các tỉnh trung du miền núi Phía Bắc

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Nam Mai

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 370 Education

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2022

Mô tả vật lý: 458-465

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440469

Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử Việt Nam nói riêng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 luôn đòi hỏi những giải pháp mới, sáng tạo, hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Bảo tàng ảo chính là một giải pháp kết nối giữa bảo tàng với lớp học, các hiện vật trưng bày sinh động, hấp dẫn với nội dung bài học lịch sử, đem đến sự tương tác, trải nghiệm thực tế ảo cho người học. Giải pháp đó đặc biệt ý nghĩa với học sinh trung học phổ thông ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Thông qua việc sử dụng phương pháp logic, tổng hợp, bài viết muốn trao đổi, làm sáng tỏ sự cần thiết của việc sử dụng bảo tàng ảo, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử. Từ đó, bài viết đi sâu vào việc khai thác và thiết kế bảo tàng ảo phục vụ dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Đồng thời, bài viết tập trung đề xuất những biện pháp sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn ở trường trung học phổ thông.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH