Bọ hung ăn phân (Coleoptera Scarabaeidae) được biết đến là nhóm sinh vật chỉ thị sinh học quan trọng cho sự thay đổi sinh cảnh. Tuy nhiên, cho đến nay giá trị chỉ thị sinh học của chúng tại các khu rừng nhiệt đới trên đảo ở Việt Nam còn ít được biết đến. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra quần xã bọ hung theo các mức độ xáo trộn khác nhau của hệ sinh thái rừng tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà, Thành phố Hải Phòng từ rừng nguyên sinh đến rừng thứ sinh lâu năm (rừng đã phục hồi trên 15 năm), rừng thứ sinh mới phục hồi (dưới 10 năm) và rừng trồng keo (dưới 10 năm). Mục đích chính của nghiên cứu là xác định được các loài bọ hung chỉ thị cho kiểu rừng chính tại khu vực. Dựa vào kết quả định lượng về giá trị chỉ thị (IndVal) của Dufrêne & Legendre (1997), 10 loài bọ hung đã được xác định là loài chỉ thị tiềm năng cho các kiểu rừng khác nhau ở VQG Cát Bà. Trong đó, bốn loài đặc trưng (chỉ thị) cho các khu rừng thứ sinh lâu năm, bao gồmOnthophagus phanaeiformis(Boucomont, 1914),Sisyphus neglectus(Gory, 1833),Copris szechouanicus(Balthasar, 1958) vàOnthophagus dorsofasciatus(Fairmaire, 1893). Ba loàiOnthophagussp1.,Synapsis tridens(Sharp, 1881) vàOnthophagus trituber(Wiedemann, 1823) được coi là loài chỉ thị của rừng nguyên sinh.Caccobius unicornis(Fabricius, 1798) vàOnthophagus jeannelianus(Paulian, 1945) là loài chỉ thị của rừng thứ sinh mới phục hồi
Onthophagus luridipennis(Boheman, 1858) là loài chỉ thị cho rừng trồng keo. Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp thông tin về đặc điểm phân bố cùng với các bức ảnh đặc tả về các loài chỉ thị, qua đó giúp việc nhận dạng chúng dễ dàng, thuận lợi cho việc quan trắc và quản lý hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại VQG Cát Bà.