Gan là cơ quan rất nhạy cảm với những thay đổi huyết động. Suy tim có thể dẫn tới tổn thương gan và là một trong những yếu tố tiên lượng xấu cũng như làm phức tạp hóa vấn đề điều trị. Siêu âm đàn hồi mô là một kỹ thuật mới, không xâm lấn giúp đánh giá độ cứng gan. Một số nghiên cứu cho thấy độ cứng gan có liên quan tới tình trạng sung huyết và áp lực tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân suy tim. Đề tài này nhằm đánh giá độ cứng gan ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm. Đánh giá mối tương quan giữa độ cứng gan bằng siêu âm đàn hồi mô và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm. Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm điều trị tại khoa Nội Tim Mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 3/2020 tới tháng 8/2021. Kết quả Đối tượng nghiên cứu bệnh nhân nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ nam/nữ là 1,67/1
độ tuổi trung bình là 67,48 (± 13,47)
phân suất tống máu thất trái trung bình là 28,8 ± 6,7
độ cứng gan trung bình là 9,1 ± 7,1 pKa, trung vị là 6,25 pKa (độ trải giữa 5,4 - 9,7 pKa). Độ cứng gan trung bình của mẫu nghiên cứu cao hơn trung bình quần thể, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,001). Theo phân độ Metavir, có 39,29% bệnh nhân có xơ hóa gan (độ cứng gan ≥ 7,1 pKa)
19,64% bệnh nhân xơ gan (độ cứng gan >
12,4 pKa). Độ cứng gan có mối tương quan thuận với NT-proBNP (r = 0,433, p = 0,01), chỉ số FIB - 4 (r = 0,465, p <
0,001), chỉ số APRI (r = 0,458, p <
0,001), PAPs (r = 0,385, p = 0,003), thời gian mắc suy tim (r = 0,489, p = 0,023)
có mối tương quan nghịch với eGFR (r = - 0,284, p = 0,036)
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ cứng gan giữa các nhóm theo các mức độ NYHA (p = 0,006). Kết luận Siêu âm đàn hồi mô gan là một công cụ hứa hẹn trong đánh giá tổn thương gan và đánh giá sung huyết hệ thống ở bệnh nhân nhân suy tim cũng như có thể có giá trị tiên lượng suy tim phân suất tống máu giảm. Từ khóa Siêu âm đàn hồi mô gan, suy tim.