Ảnh hưởng của loại hom, mùa vụ và một số chất kích thích tạo rễ thương mại tới quá trình ra rễ của hom Hoắc hương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phương Quý Nguyễn, Thị Thu Thảo Nguyễn, Thị Lan Hương Phùng, Xuân Dương Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội 2), 2022

Mô tả vật lý: 88-96

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440504

Cây Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) là cây lấy tinh dầu quan trọng rất cần cho công nghiệp nước hoa cũng như có giá trị dược liệu. Nghiên cứu này có mục đích khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố như loại hom cành, mùa vụ và một số chất kích thích rễ thương mại đối với sự ra rễ của hom Hoắc hương. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ra rễ đạt hiệu quả cao nhất ở hom Hoắc hương non, trong cả hai mùa đông và mùa xuân, khi so sánh với ở cành bánh tẻ và cành già. Các chất kích rễ thương mại có hiệu ứng không giống nhau tới sự ra rễ (tỷ lệ ra rễ, số lượng rễ, chiều dài rễ) ở các loại hom khác nhau. Tỉ lệ ra rễ đạt 100% ở tất cả các công thức thí nghiệm có cành hom non. King root và Rooting power có hiệu ứng kích thích tạo số rễ và sinh trưởng chiều dài rễ lớn hon so với N3M và Rootone. Số lượng rễ/hom cao nhất thu được khi xử lí King root hoặc Rooting power trên cành non (27,2 và 28,8 rễ/hom) và cành bánh tẻ (27,0 và 25,6 rễ/hom). Trong khi đó, chiều dài rễ lớn nhất quan sát được khi xử lí King rooting trên cành non (50,8 mm). Nghiên cứu này gợi ý có thể sử dụng hom non để nhân giống cây Hoắc hương. Mùa vụ thích hợp là mùa xuân và có thể sử dụng các chất kích thích rễ thương mại King root và Rooting power trong nhân giống loài cây dược liệu này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH