Trên thế giới, ung thư đại trực tràng với tỷ lệ mắc hàng năm là 1,7 triệu người, đây là một vấn đề sức khỏe toàncầu [1], được đánh giá nhiều thứ hai với khoảng 6,3 triệu người mắc và 860.000 ca tử vong trong năm 2018 [2].Phương pháp điều trị hiện nay thường để lại nhiều di chứng và tác dụng phụ. Để hạn chế các ảnh hưởng này, đem lạisự dễ chịu cho bệnh nhân thì cần có hệ vận chuyển hướng đích đánh dấu các tế bào ung thư đại trực tràng, phát hiệnchúng để khoanh vùng trước khi hóa trị và xạ trị. Nghiên cứu này hướng đến đánh giá hệ vận chuyển (ET) hướng đíchthông qua việc RT đánh dấu được tế bào ung thư đại trực tràng, có hiệu suất cao mà không đánh dấu tế bào lành.Nghiên cứu đã sử dụng hệ thống quang phổ hồng ngoại biến đổi fourier Impact 410 NICOLET để xác định hệ vậnchuyển có khả năng phát quang, sử dụng kĩ thuật flow cytometry để xác định số lượng tế bào được đánh dấu,... Kếtquả đã chỉ ra rằng, trong điều kiện in vitro, hệ vận chuyển ET đã đánh dấu được tế bào ung thư đại trực tràng chiếm26,89% so với đối chứng, trong khi đó chúng không hề đánh dấu tế bào lành. Đây là cơ sở mở ra một hướng nghiêncứu mới về tính hướng đích trong điều trị ung thư đại trực tràng đáp ứng được mục tiêu tìm kiếm vật liệu nano huỳnhquang mới để khống chế căn bệnh nguy hiểm của các nhà khoa học hiện nay.