Ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004. Theo đó, các văn bản hướng dẫn và triển khai quản lý văn bản giấy và văn bản điện tử của Bộ Nội vụ ban hành từ 2004 đến 2019 đã hết hiệu lực theo quy định của Thông tư số 01/2020/TT-BNV ngày 16/4/2020. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tăng cường thực hiện có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác văn thư trong lộ trình xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số ở nước ta. Chính vì vậy, nghiên cứu những điểm mới của văn bản này là rất cần thiết để cập nhật và điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ trong công tác văn thư cho phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, tìm hiểu và phân tích những khó khăn mà các cơ quan, tổ chức gặp phải khi triển khai Nghị định số 30/2020/NĐ-CP vào hoạt động quản lý, điều hành sẽ giúp chúng ta có cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp và hiệu quả để giải quyết khó khăn. Nội dung bài viết phân tích sự cần thiết phải ban hành văn bản thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
những điểm mới trong công tác văn thư từ quy trình quản lý văn bản điện tử đến những điều chỉnh đối với hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản hành chính
từ công tác lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ điện tử vào lưu trữ cơ quan đến hoạt động quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật, chứng thư số. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích những khó khăn khi triển khai văn bản này tại các cơ quan, tổ chức và đề xuất một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật
xây dựng quy trình nghiệp vụ để triển khai Nghị định này hiệu quả trong thực tiễn.