Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách trong quá trình mang thai có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Nghiên cứu tiến hành nhằm xác định tỷ lệ dinh dưỡng kém bằng thang đo dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng TPHCM. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 01/11/2020 đến 31//05/2021. Sử dụng bảng thang đo dinh dưỡng cúa Trung tâm dinh dưỡng TPHCM trên 330 thai phụ đến sinh tại bệnh viện đa khoa khu vực Phía Nam Bình Thuận, với điểm cắt bằng 2,0 điểm để xác định thai phụ có nguy cơ dinh dưỡng. Kết quả Thai phụ có nguy cơ dinh dưỡng chiếm 17,0% (KTC 95% 13,3- 21,8). Kết cục xấu của mẹ 2,1% (KTC 95% 0,6 -3,9) bao gồm tiền sản giật/sản giật (1,5%), Băng huyết (0,6%), nhau bong non (0,6%), nhiễm trùng sau sinh (0,3%). Kết cục xấu của con 2,4% (KTC95% 0,9 - 4,2) bao gồm can thiệp nhi (0,6%), chuyển dưỡng nhi (2,1%), vàng da sau sinh (0,9%), chuyển tuyến điều trị (0,9%). Các thai phụ là người dân tộc thiểu số có nguy cơ gặp bất thường về dinh dưỡng trong thai kỳ cao gấp 4,8 lần (OR=4,8
KTC 95% 1,01-22,5) so với thai phụ là người Kinh. BMI <
18,5 trước khi sinh con làm tăng nguy cơ gặp bất thường về dinh dưỡng gấp 64,1 lần (OR=64,1
KTC 95% 11,2-368,3). Có mối liên quan giữa kết cục thai kỳ xấu và bất thường dinh dưỡng trong thai kỳ (<
0,05). Kết luận Sử dụng thang đo dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng TPHCM với điểm cắt 2,0 điểm giúp sàng lọc đối tượng thai phụ có nguy cơ rối loạn dinh dưỡng trong thai kỳ, và tiên đoán các ảnh hưởng đến sức khoẻ cho thai phụ và bé sơ sinh