Nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp của mô hình PPM góp phần thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc lao của nhân viên y tế thuộc khu vực y tế tư nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp cộng đồng trên 500 nhân viên y tế thuộc các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội. Các can thiệp bao gồm tập huấn Lao đối với các nhân viên y tế
hỗ trợ xét nghiệm tại các cơ sở y tế tư nhân
hỗ trợ báo cáo ca bệnh và hỗ trợ chi phí. Sau can thiệp, có sự cải thiện kiến thức về triệu chứng Lao bao gồm mệt mỏi gầy sút (CSHQ 11,41%) và đau ngực khó thở (CSHQ 18,23%)
gia tăng tần suất thực hiện các thực hành đúng
bao gồm báo cáo ca bệnh (CSHQ 24,61%)
chỉ định xét nghiệm HIV với lao hoạt động (CSHQ 12,15%)
đeo khẩu trang và vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc người bệnh Lao (CSHQ 15,86%), tránh ngồi đối diện khi thăm khám người bệnh Lao (CSHQ33,07%) và giảm tần suất thực hiện các thực hành sai
bao gồm chụp XQ/CT ngực để chẩn đoán xác định (CSHQ 5,12%), không chỉ định xét nghiệm đờm (CSHQ 34,15%), chỉ yêu cầu xét nghiệm đờm với lao đa kháng thuốc (CSHQ 57,26%), sử dụng khẩu trang y tế khi thăm khám người bệnh Lao (CSHQ 5,01%), yêu cầu đóng kín cửa phòng khi thăm khám người bệnh Lao (CSHQ 34,75%). Tuy nhiên, cũng có sự gia tăng các quan điểm tiêu cực liên quan đến việc lồng ghép chương trình chống Lao Quốc gia vào hoạt động tại cơ sở, bao gồm Chương trình cồng kềnh và phức tạp
Phải kiêm nhiệm nhiệm vụ không cần thiết
và Nội dung chương trình khó thực hiện
với chỉ số hiệu quả lần lượt là -8,33%
3,3% và -34,87%. Đây là những điểm cần cân nhắc và có những can thiệp phù hợp để điều chỉnh trước khi mở rộng quy mô cho mô hình PPM trên toàn quốc.