Vai trò của phân loại PI-RADS V2.1 trên cộng hưởng từ phối hợp với PSA tỷ trọng trong chẩn đoán nhân PI-RADS vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Âu Hoàng, Thị Thanh Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 610.28 Auxiliary techniques and procedures; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 89-93

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440714

 Đánh giá vai trò của phân loại PI-RADS v2.1 phối hợp với PSA tỷ trọng trong chẩn đoán nhân PI-RADS 3 vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt, có đối chiếu với kết quả sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 26 bệnh nhân nam đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà nội từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2022 do PSA toàn phần cao và/hoặc có rối loạn tiểu tiện. Tất cả các bệnhnhân đều được chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt đa thông số và phân loại các nhân vùng chuyển tiếp theo phân loại PI-RADS v2.1. Các nhân PI-RADS 3 sẽ được sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng, được đối chiếu kết quả mô bệnh học và với PSA tỷ trọng nhằm đánh giá nguy cơ ung thư của các nhân PI-RADS 3 vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt khi kết hợp phân loại PI-RADS v2.1 với PSA tỷ trọng. Kết quả Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là 65.5±9.3, cao nhất là 83 tuổi, thấp nhất là 42 tuổi. Có 5 bệnh nhân không có rối loạn tiểu tiện, chiếm 19.2%, số còn lại tiểu khó hoặc bí tiểu. Nồng độ PSA toàn phần trung bình ở nhóm bệnh nhân là 26.3±25.8 ng/ml, cao nhất là 100 ng/ml, thấp nhất là 5.3 ng/ml. Thể tích tuyến tiền liệt trung bình của nhóm bệnh nhân là 58.5±26.5 cm3, cao nhất là 137 cm3, thấp nhất là 21 cm3. PSA tỷ trọng trung bình của nhóm bệnh nhân là 0.54±0.54 ng/ml/cm3, cao nhất là 1.8ng/ml/cm3, thấp nhất là 0.07 ng/ml/cm3. Có 17 bệnh nhân có PSA tỷ trọng ≥ 0.20 ng/ml/cm3, 7 bệnh nhân có PSA-D từ 0.10-0.20 ng/ml/cm3, chỉ có 2 bệnh nhân có PSA tỷ trọng <
  0.10 ng/ml/cm3. Kết quả sinh thiết các nhân PI-RADS 3 vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt thấy chỉ có 3 bệnh nhân có ung thư chiếm 15.4% ( 01 bệnh nhân có GS =6, 01 bệnh nhân có GS=7 và 01 bệnh nhân có GS=9), số còn lại không có ung thư, chiếm 84.6% (trong đó có 03 bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt, 01 bệnh nhân loạn sản bậc cao PIN và 19 bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt). Tất cả bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đều có PSA tỷ trọng >
  0.20 ng/ml/cm3, chiếm 17.6% có ngưỡng này. Kết luận Việc phối hợp giữa PSA tỷ trọng với phân loại PI-RADS v2.1 trên cộng hưởng từ có vai trò quan trọng sàng lọc ung thư vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt, loại trừ các trường hợp sinh thiết không cần thiết, đặc biệt đối với các nhân PI-RADS 3
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH