Biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc do ung thư và chuyển lưu nước tiểu bằng ruột

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vũ Phương Đỗ, Đăng Hiếu Dương, Hữu Đoàn Phạm, Thị Thanh Huyền Võ, Lê Chuyên Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440725

 Đánh giá tỉ lệ mắc và chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) trong vòng 90 ngày đầu tiên sau phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc do ung thư và chuyển lưu nước tiểu bằng hồi tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chúng tôi thu thập 176 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc do ung thư bàng quang từ 2020-2022 tại Bệnh viện Bình Dân
  68 (38,6%) bệnh nhân chuyển lưu nước tiểu theo phương pháp Bricker, 108 (61,4%) bệnh nhân tạo hình bàng quang trực vị. Chúng tôi phân tích về tỉ lệ mắc NKTN trong 90 ngày đầu sau phẫu thuật, thời gian NKTN, kết quả cấy và kháng sinh đồ, các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ NKTN, mô tả các trường hợp can thiệp phẫu thuật. Kết quả Tất cả có 49 (27,8%) trường hợp nhập viện do NKTN và 11 (6,3%) trường hợp NKTN tái phát, 4 (8,1%) bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Cụ thể là, 12 (17,6%) trường hợp NKTN trong nhóm Bricker, 37 (34,2%) trường hợp NKTN trong nhóm trực vị. Nguy cơ NKTN ở nhóm trực vị cao gấp 2,29 lần so vớinhóm Bricker (<
 0,05). Chủng vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn gram âm phổ biến nhất là E.coli, P. Aeruginosa và Klebsiella sp. Vi khuẩn đề kháng kháng sinh nhóm Quinolon và Cephalosporin >
 65%. Có 2 (4,08%) trường hợp phải can thiệp ngoại khoa gồm có 1 trường hợp mở thận ra da và 1 trường hợp phẫu thuật mở niệu quản ra da. Kết luận NKTN là biến chứng và nguyên nhân phải nhập viện thường gặp nhất sau phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc do ung thư và chuyển lưu nước tiểu bằng ruột. Vi khuẩn gây NKTN phổ biến nhất là các trực khuẩn gram âm đường ruột. Trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật, nguy cơ NKTN phải nhập viện ở bệnh nhân tạo hình bàng quang trực vị cao hơn so với bệnh nhân chuyển lưu nước tiểu theo phương pháp Bricker.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH