Nghiên cứu ảnh hưởng thủy động của phương tiện thủy hoạt động khu vực độ sâu hạn chế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tất Hiển Lê, Công Phương Nguyễn, Duy Anh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 621.43 Internal-combustion engines

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Kỹ thuật và Công nghệ (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2022

Mô tả vật lý: 1380-1391

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440732

Việt Nam là quốc gia có đặc thù bờ biển dài và mạng lưới sông ngòi dày đặc gồm các tuyến luồng đường thủy có độ sâu đa dạng và phức tạp. Hiện nay, theo số liệu cục đường thủy nội địa năm 2019, ngành vận tải thủy Việt Nam đạt 250 triệu tấn/năm, trong đó riêng vận tải ven biển đã chiếm hơn 60 triệu tấn/năm, góp phần thúc đẩy ngành vận tải hội nhập kinh tế giữa các vùng miền, phát huy tối đa điều kiện ven biển tự nhiên của Việt Nam. Trong hầu hết trường hợp, phương tiện thủy hoạt động trong các vùng nước có độ sâu khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc trưng khác nhau về sức cản và trường sóng bao quanh tàu. Đối với nhóm tàu vận tải hoạt động ở dãy vận tốc thấp, nghiên cứu về ảnh hưởng của sức cản và của trường sóng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành hàng hải. Hiện nay, việc tính toán mô phỏng số là cách tiếp cận thực tế nhằm dự đoán các đặc trưng thủy động của phương tiện thủy. Tuy nhiên, các tính toán mô phỏng số liên quan đến thủy động tập trung nhiều vào sức cản tàu hoạt động ở khu vực vùng nước sâu mà không xét đến ảnh hưởng của sự khác biệt về độ sâu vùng nước. Trong vùng nước nông, trường gradient áp suất tăng dần dẫn đến sức cản toàn tàu tăng. Vì vậy, trong nghiên cứu này ảnh hưởng của mặt thoáng và cao độ sóng trong vùng nước nông của tuyến luồng được xem xét tích hợp trong mô hình dòng 2 pha. Kết quả nghiên cứu đã thành công trong việc mô phỏng trường dòng chảy 2 pha bao quanh tàu (nước và không khí). Kết quả đồng thời thể hiện được sự phù hợp của trường sóng khi so với các thực nghiệm đã được công bố trong các công trình liên quan. Ngoài ra, sự thay đổi sức cản và cao độ sóng xung quanh thân tàu có khác biệt đáng kể dựa trên hạn chế của độ sâu tuyến luồng. Nghiên cứu này có thể áp dụng trong giai đoạn thiết kế tàu sơ bộ nhằm đề xuất hình dáng tàu vận tải phù hợp với tuyến luồng đường thủy Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH