Đánh giá hiệu quả tổng hợp sử dụng đất cát ven biển trồng rừng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu thuốc hạ lưu sông nhật lệ, tỉnh Quảng Bình

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Bồng Nguyễn, Đức Cường Nguyễn, Quang Học Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đất, 2022

Mô tả vật lý: 81-85

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440777

 Vùng cát ven biển hạ lưu sông Nhật Lệ gồm huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới. Diện tích rừng trồng vùng cát có 10.928,86 ha, trong đó trồng rừng phòng hộ 2.713,80 ha (chiếm 24,83%), trồng rừng sản xuất là 8.215,06 ha (cpiếm 75,17% diện tích rừng trồng toàn vùng). Diện tích rừng trồng sản xuất trồng tập trung ở huyện Lệ Thúy (4.729,04) ha), Quảng Ninh (2.175,27 ha) và thành phố Đồng Hới (310,75 ha). Kết quả nghiên cứu xác định về mặt hiệu quả kinh tie, rừng trồng Phi lao cho hiệu quả cao nhất về tổng thu nhập và thu nhập thuần đạt 2,2 điểm cao nhất. Về hiệu quả xã hội, mô hình rừng trồng Phi lao có số điểm lớn nhất là 6,4 điểm, rừng trồng Keo lá liềm xếp thứ hai với 6,2 điểm, rừng trồng cây bản địa (2,2 điếm) và Keo lai (2,4 điểm). Hiệu quả môi trường mô hình trồng Keo lá liềm cao nhất (9,4 điểm) thấp nhất trồng Keo lá tràm (3,4 điểm). Đề xuất các mô hình rừng trồng trên vùng cát ven biển gồm I) Mô hình rừng trồng Phi lao cách mép bờ biển từ 100 - 200 m và khu vực vùng cát nội đồng
  ii) Mô hình trồng rừng Keo lá liềm ở khu vực cát di động hoặc bán di động và cách bờ biển khoảng trên 200 - 300 m
  iii) Mô hình trồng rừng Keo lá tràm và Keo lai, cây bản địa (Tràm gió, Mà ca, Dè cát, Trâm bù gỗ), với mục đích cải thiện điều kiện môi trường sinh thái, cung cấp gỗ củi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH