Giá trị nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân WPW không triệu chứng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Nhơn Bùi, Thanh Hưng Nguyễn, Đình Phong Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 45296

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440821

 Đánh giá giá trị nghiệm pháp gắng sức (Exercise Stress Test - EST) điện tâm đồ trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân Wolff-Parkinson-White (WPW) không triệu chứngbằng đối chiếu với thăm dò điện sinh lý (Electrophysiology Studies - EPS). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu tiến hành trên 35 bệnh nhân WPW không triệu chứng từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021 tại Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh viện Bạch Mai. Các bệnh nhân được phân tầng nguy cơ bằng EST
  kết quả sau đó được đối chiếu với kết quả EPS để đánh giá giá trị của nghiệm pháp. Các thông số chính được xác định bao gồm độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính. Kết quả 34/35 bệnh nhân hoàn thành EST khi nhịp tim đạt tần số theo yêu cầu, 1 bệnh nhân phải ngừng EST do xuất hiện cơn tim nhanh, 6 bệnh nhân được phân tầng nguy cơ thấp bằng EST. EPS xác định 10 bệnh nhân là nguy cơ cao, 7/10 bệnh nhân này gây được cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất (Atrioventricular Reentry Tachycardia - AVRT). Đối chiếu với kết quả EPS, EST có độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 20%, giá trị dự đoán dương tính 31,1%, giá trị dự đoán âm tính 83,3% trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân WPW không triệu chứng. Kết luận EST là khả thi và an toàn đối với các bệnh nhân WPW không triệu chứng
  EST trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân WPW không triệu chứng có độ nhạy và giá trị dự đoán âm tính cao, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương tính thấp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH