Bất bình đẳng nhà ở trong mối quan hệ với sở hữu nhà ở: Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thủy Tiên Huỳnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 301 Sociology and anthropology

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Kinh tế, Kinh doanh và Luật (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2023

Mô tả vật lý: 4191-4201

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440886

Sự phân bổ không công bằng các nguồn lực xã hội, trong đó gồm các tài sản có giá trị như nhà ở đã dẫn đến bất bình đẳng và có thể đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia. Hiện tượng này đang là một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, dòng lao động nhập cư đến sinh sống và làm việc tăng nhanh trong những năm gần đây. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu phát triển vượt bậc, hiện thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển nhà ở do quỹ đất đô thị hạn hẹp, dân số đông, giá nhà, đất cao gấp nhiều lần so với thu nhập của người dân. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận nhà ở giá phải chăng tại thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với phân khúc người dân có thu nhập trung bình và thấp. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng và áp lực không nhỏ đối với chính sách phát triển nhà ở đô thị. Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy OLS để phân tích các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với không gian ở và quyền sở hữu nhà, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhà ở hướng tới nâng cao chất lượng sống xét về điều kiện chỗ ở. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ khảo sát 700 hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh do tác giả thực hiện năm 2020. Kết quả cho thấy thu nhập hộ gia đình, thời gian làm việc, độ tuổi, trình độ học vấn, quy mô hộ và hộ có hoạt động buôn bán nhỏ tại nhà có ảnh hưởng đến chất lượng chỗ ở xét theo tiêu chí diện tích không gian sinh hoạt của hộ gia đình. Ngoài ra, những yếu tố này cũng có tác động khác nhau đối với các gia đình có quyền sở hữu nhà ở khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tương lai, chính quyền đô thị nên tập trung vào cải thiện giáo dục, phát triển hệ thống việc làm cho người lao động và có chính sách quy hoạch các khu nhà ở phù hợp với đặc điểm hộ gia đình để đảm bảo phân phối công bằng các nguồn lực xã hội trong đó có nhà ở.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH