Vitamin D là một yếu tố vi lượng quan trọng trong cơ thể, đặc biệt quan trọng trong chu chuyển xương, trong đó 25OH-Vitamin D là dạng lưu hành chủ yếu trong máu. Thiếu vitamin D không những liên quan đến bệnh loãng xương mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý mạn tính khác. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy tình trạng thiếu vitamin D ở người lớn khá phổ biến, tuy nhiên sự thiếu hụt vitamin D ở bệnh nhân cơ xương khớp Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ.Khảo sát nồng độ Vitamin D ở bệnh nhân cơ xương khớp người lớn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.Nghiên cứu cắt ngang trên 80 bệnh nhân tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E từ tháng 1/2022 đến 6/2022. Nồng độ 25OH-Vitamin D được đánh giá là thiếu khi kết quả định lượng <
30 ng/mL.Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 64,2 ± 12,2 tuổi, nồng độ 25OH-Vitamin D trung bình là 23,3 ± 8,1 ng/mL. Có 63 bệnh nhân (78,8 %) thiếu Vitamin D, 44 bệnh nhân (55,0%) có tình trạng loãng xương, có 54 bệnh nhân (67,5%) có biểu hiện trầm cảm nhẹ theo thang điểm PHQ- 9. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ 25OH-VitaminD với tuổi bệnh nhân, chỉ số khối cơ thể BMI, mức lọc cầu thận,nồng độ Albumin máu, nồng độ Calci máu (p>
0,05). Nồng độ 25OH-vitamin D ở nhóm bệnh nhân có bệnh mạn tính là 21,27 ± 9,15 ng/mL, thấp hơn so với nhóm không có bệnh lý mạn tính là 24,88 ± 6,94 ng/mL, có ý nghĩa thống kê với <
0,05. Điểm PHQ-9 ở nhóm bệnh nhân thiếu Vitamin D là 11,41 ± 2,63 điểm, cao hơn so với nhóm không thiếu Vitamin D là 10,06 ± 1,78 điểm, có ý nghĩa thống kê với <
0,05. Kết luận Tình trạng thiếu vitamin D còn tương đối phổ biến, thiếu Vitamin D có liên quan đến bệnh mạn tính và rối loạn trầm cảm thông qua thang điểm PHQ-9.