Khảo sát độ dày niêm mạc khẩu cái cứng của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyên Lâm Lê, Thị Thảo Vân Nguyễn, Huỳnh Trang Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.6 Dentistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 353-357

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 440956

 Niêm mạc khẩu cái cứng là vùng thường được sử dụng để lấy mảnh ghép mô liên kết. Độ dày mảnh ghép mô liên kết thu thập được có vai trò quan trọng quyết định khả năng tồn tại của mảnh ghép, cách thức lành thương và kết quả lâm sàng của các phẫu thuật nướu - niêm mạc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 5/2022 đến tháng 9/2022. Mục tiêu Xác định độ dày niêm mạc khẩu cái cứng của người trưởng thành bằng CT Cone Beam tại các răng 3, 4, 5, 6, 7 với các vị trí cách đường viền nướu 2mm, 5mm, 8mm. Kết quả Nghiên cứu cho thấy độ dày trung bình niêm mạc khẩu cái cứng tại vị trí răng 3 (3,25±0,57), răng 4 (3,37±0,68), răng 5 (3,21±0,88) cao hơn vị trí răng 6 (2,88±0,58) và vị trí răng 7 (2,92±0,84), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Bên cạnh đó, độ dày niêm mạc khẩu cái lớn nhất tại vị trí 8mm răng 3 (3,85±0,64). Độ dày niêm mạc khẩu cái nhỏ nhất tại vị trí 5mm răng 7 (2,40±0,782). Các vị trí có độ dày niêm mạc khẩu cái lớn hơn 3mm là vị trí 5mm, 8mm của R3
  vị trí 8mm của răng 4
  vị trí 5mm, 8mm của răng 5
  vị trí 8mm của răng 6, 7. Kết luận Chụp cắt lớp điện toánchùm tia hình nón có thể được sử dụng như là một phương tiện không xâm lấn để xác định chính xác và đồng nhất độ dày niêm mạc khẩu cái cứng với sự trợ giúp của máng chụp phim. Vùng thích hợp nhất để lấy mảnh ghép mô liên kết là vùng răng 3, răng 4, răng 5.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH