Biển Việt Nam được đánh giá rất đa dạng, phong phú các loài rong biển. Hiện nay phát hiện hơn 1000 loài, trong đó hơn 800 loài đã được xác định tên khoa học và liên tục cập nhật từ những năm 1950 tới nay. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và quốc tế đã cho thấy, lipid từ rong biển có chứa nhiều hoạt chất quý như acid C204n-6 (AA), C205n-3 (EPA), C226n-3 (DHA), prostaglandin E2... Trong nghiên cứu này, các acid béo từ các mẫu rong biển được chuyển hóa thành dạng metyl este và nhận dạng bằng kỹ thuật sắc ký khí sử dụng detector ion hóa ngọn lửa (GC-FID) với cột Capillary Equity 5 (Merck, L × ID 30m × 0.25 mm, df 0.25 μm). Từ lipid tổng 50 của mẫu rong biển Việt Nam chúng tôi đã nhận dạng được 30 acid béo. Kết quả phân tích cho thấy các acid béo có hàm lượng cao bao gồm C160, C181n-9, C204n-6 (AA). Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các axit béo C205n-3 (EPA), C226n-3 (DHA), C225n-3 (DPA), đây là những acid béo có hoạt tính sinh học cao và có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Bằng phương pháp phân tích cấu tử chính PCA, từ bộ dữ liệu các acid béo, chúng tôi đã xác định được 8 acid béo chính có độ tương quan cao và sử dụng để biểu diễn sự phân bố của các loài rong biển trên mặt phẳng hai chiều. Sự phân bố của các loài rong thuộc ngành rong nâu Phaeophyta phụ thuộc vào hàm lượng của 3 acid béo C161n- 7, C181n-9 và C204n-6
các loài thuộc ngành rong đỏ Rhodophyta phụ thuộc vào C150, C160, C180 và các loài thuộc ngành rong lục Chlorophyta phụ thuộc vào C181n-7, C183n-6. Phương pháp này có thể giúp cung cấp thêm dữ liệu về hóa học trong quá trình phân loại các loài rong biển Việt Nam.