Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ gây thành dịch do virus EV71 và Coxsackie 16 gây nên. Bệnh hay gặp ở trẻ em và có hiệu quả điều trị tốt khi được phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị kịp thời khi trẻ chuyển độ nặng để giảm các biến chứng như bại não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu sớm. Mục tiêu Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi tổng hợp bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng nghiên cứu 80 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tay chân miệng được điều trị tại khoa Nhi tổng hợp bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Phương pháp Nghiên cứu mô tả tiến cứu một loạt ca bệnh, từ 08/2020 đến 07/2021. Kết quả Kết quả cho thấy tỷ lệ nam nhiều hơn nữ 21, tuổi trung bình 18 ± 1,6 tháng. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là sốt chiếm 100%, 53,8% sốt nhẹ <
380 5 và 46,2% sốt cao >
380 5 ban phỏng nước ở da là 100%, mức độ phát ban và loét miệng nặng chỉ có 11,3%. 80% trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh. 78/80 trẻ vào viện có dấu hiệu thần kinh, 100% trẻ có dấu hiệu giật mình, 69/80 trẻ có dấu hiệu tim mạch 100% có mạch nhanh >
150 lần/ phút. 18/ 80 trẻ có mắc bệnh lý kèm theo. Trẻ nhập viện chủ yếu ở độ 2b nhóm 1 là 58,8%. Xét nghiệm 28,8% trẻ có PCR EV71 (+). Bạch cầu và CRP tăng ở nhóm tay chân miệng có mắc bệnh lý kèm theo. Kết luận Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh dễ lây thành dịch. Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh tay chân miệng là sốt nhẹ, triệu chứng xuất hiện đa dạng, có nốt ban phỏng nước bàn tay và bàn chân và vết loét ở miệng. Bệnh nhân cần nhập viện ở độ 2. Virut EV71 là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định chỉ gặp ở 28,8%. Chẩn đoán chính dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh .