Mức độ bỏng do nhiệt của trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ernst Diane, Thị Phương Lan Nguyễn, Lê An Phạm, Thị Thùy Dung Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 173-183

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441214

 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định mức độ bỏng của trẻ bỏng do nhiệt và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Một nghiên cứu cắt ngang mô tả đã được thực hiện trên 130 người chăm sóc trẻ em bị bỏng nhiệt tại hai bệnh viện Nhi đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021.Các biến nhân khẩu học phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả. Kiểm định Chi bình phương, Logistic đơn biến, đa biến được thực hiện cho các thống kê phân tích. Kết quả. Trong 130 trường hợp trẻ bị bỏng được khảo sát, bé trai chiếm 59,2%. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi chiếm đa số (61,5%). Tác nhân gây bỏng chủ yếu là nước sôi 73,8%. Trẻ bị bỏng ở mức độ nhẹ và trung bình chiếm 87,7%,mức độ nặng 12,3%. Ngoài ra, mối liên hệ độc lập có ý nghĩa thống kê giữa tác nhân gây bỏng, nơi cư trú và tình trạng công việc hiện tại của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ với mức độ bỏng của trẻ cũng được tìm thấy (p <
  0,05). Kết luận. Bỏng ở trẻ gây ra những ảnh hưởng, biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Nguyên nhân gây bỏng nhiệt hàng đầu cho trẻ là nước sôi. Cần phát triển hơn nữa các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng về tác nhân gây bỏng, các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bỏng cho trẻ cho người chăm sóc trẻ để hạn chế các tổn thương nặng nề cho trẻ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH