Ứng dụng mô hình entropy cực đại để xác định vùng sinh thái thích hợp cho cây chè dây (ampelopsis cantoiensis) tại huyện kon plông, tỉnh Kontum

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hoa Lê, Thanh Tuấn Nguyễn, Quang Bảo Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2021

Mô tả vật lý: 63-72

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441241

 Chè dây (Ampelopsis cantoiensis) có vai trò quan trọng về mặt sinh thái cũng như kinh tế ở vùng miền núi Việt Nam. Do nhu cầu từ thị trường ngày một tăng không những dẫn đến sự thu hẹp phân bố của loài trong tự nhiên, cùng với đó là chất lượng ngày càng giảm sút. Từ đó cần thiết phải có những chiến lược để gây trồng và bảo tồn loài cây có giá trị này. Mô hình entropy cực đại (MaxEnt) đã được sử dụng để thành lập bản đồ vùng sinh thái thích hợp cũng như xác định đặc điểm sinh thái của loài Chè dây tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng mưa của tháng ẩm ướt nhất lượng mưa mùa, đạm trong đất, lượng mưa của quý ấm nhất, nhiệt độ trung bình của quý ấm nhất , độ dốc, thành phần sét và hướng dốc là những nhân tố quan trọng quyết định đến phân bố loài trong tự nhiên, mức độ ảnh hưởng lần lượt là 20,2%, 17,6%, 15,3%, 15,2%, 11,6%, 4,5%, 3,9% và 3,3%. Cụ thể, Chè dây chủ yếu phân bố ở hướng dốc đông nam với độ dốc dưới 5 độ, đất có hàm lượng sét cao, pH từ 4 - 5 và nơi có độ che phủ thực vật thấp với NDVI<
 0,6. Điều kiện khí hậu tối ưu cho loài ở nhiệt độ trung bình của quý ẩm nhất từ 21 - 23°C, lượng mưa của tháng ẩm nhất từ 340 - 370 mm, mưa mùa từ 75 - 80 mm và mưa quý ấm nhất nằm trong từ 500 - 600 mm. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những thông tin hữu ích về đặc điểm sinh thái học phục vụ cho chiến lược quản lý và bảo tồn loài A. Cantoiensis tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Chè dây (Ampelopsis cantoiensis) có vai trò quan trọng về mặt sinh thái cũng như kinh tế ở vùng miền núi Việt Nam. Do nhu cầu từ thị trường ngày một tăng không những dẫn đến sự thu hẹp phân bố của loài trong tự nhiên, cùng với đó là chất lượng ngày càng giảm sút. Từ đó cần thiết phải có những chiến lược để gây trồng và bảo tồn loài cây có giá trị này. Mô hình entropy cực đại (MaxEnt) đã được sử dụng để thành lập bản đồ vùng sinh thái thích hợp cũng như xác định đặc điểm sinh thái của loài Chè dây tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng mưa của tháng ẩm ướt nhất lượng mưa mùa, đạm trong đất, lượng mưa của quý ấm nhất, nhiệt độ trung bình của quý ấm nhất , độ dốc, thành phần sét và hướng dốc là những nhân tố quan trọng quyết định đến phân bố loài trong tự nhiên, mức độ ảnh hưởng lần lượt là 20,2%, 17,6%, 15,3%, 15,2%, 11,6%, 4,5%, 3,9% và 3,3%. Cụ thể, Chè dây chủ yếu phân bố ở hướng dốc đông nam với độ dốc dưới 5 độ, đất có hàm lượng sét cao, pH từ 4 - 5 và nơi có độ che phủ thực vật thấp với NDVI<
 0,6. Điều kiện khí hậu tối ưu cho loài ở nhiệt độ trung bình của quý ẩm nhất từ 21 - 23°C, lượng mưa của tháng ẩm nhất từ 340 - 370 mm, mưa mùa từ 75 - 80 mm và mưa quý ấm nhất nằm trong từ 500 - 600 mm. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những thông tin hữu ích về đặc điểm sinh thái học phục vụ cho chiến lược quản lý và bảo tồn loài A. Cantoiensis tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH