Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng thừa cân béo phì (TC-BP) và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng và vận động của trẻ mầm non từ 24-59 tháng tuổi tại huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 1993 học sinh mầm non từ 24-59 tháng tuổi tại huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Kết quả Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ 24-59 tháng tuổi ở 2 quận/huyện lần lượt là 8.03% và 4.16%. BMI của người bố ≥ 23 thì nguy cơ TCBP của trẻ cao gấp 1.49 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (<
0.01). BMI của người mẹ ≥ 23 cũng làm tăng nguy cơ TC-BP của trẻ gấp 2.11 lần (<
0.01). Cân nặng của mẹ tăng khi mang thai ≥ 12kg làm tăng nguy cơ TCBP của trẻ gấp 1.77 lần. Trẻ sinh mổ có nguy cơ TC-BP cao gấp 1.53 lần so với trẻ sinh thường (<
0.01). Trẻ có cân nặng sơ sinh từ 3500-4000g có nguy cơ TC-BP gấp 1.53 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh 2500-3500g (<
0.01). Trẻ không được bú sữa mẹ có nguy cơ TC-BP cao gấp 1.59 lần trẻ được bú mẹ (<
0.05). Trẻ được uống thêm sữa bột trong 6 tháng đầu có nguy cơ TCBP cao gấp 1.45 lần trẻ không được uống thêm sữa bột trong 6 tháng đầu (<
0.05). Trẻ ăn bổ sung từ trước 6 tháng có nguy cơ TCBP cao hơn 1.53 lần trẻ ăn bổ sung sau 6 tháng (<
0.01). Trẻ cai sữa mẹ trước 24 tháng có nguy cơ TCBP cao hơn 1.39 lần trẻ cai sữa sau 24 tháng (<
0.05).Kết luận Thừa cân béo phì ở trẻ mầm non huyện Đông Anh và quận Hoàn Kiếm có liên quan đến BMI cao của bố mẹ, cân nặng sơ sinh cao của trẻ, chăm sóc dinh dưỡng chưa hợp lý như cho ăn bổ sung sớm, cai sữa sớm.