Nghiên cứu nhằm xây dựng thang đo rủi ro cảm nhận của người dân khi tham gia du lịch trong bối cảnh COVID-19. Nghiên cứu sử dụng kết hợp 2 phương pháp là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu định tính đã xác định được một số thuộc tính của rủi ro cảm nhận. Nghiên cứu định lượng sử dụng 4 công cụ thống kê chính là thống kê mô tả, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích EFA và CFA. Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát 448 người dân thành phố Đà Nẵng bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 cho thấy rủi ro cảm nhận khi tham gia du lịch trong bối cảnh COVID-19 có thể đo lường qua 21 biến quan sát thuộc 5 khía cạnh (1) rủi ro sức khỏe
(2) rủi ro xã hội
(3) rủi ro tài chính
(4) rủi ro điểm đến
(5) rủi ro thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy người dân thành phố Đà Nẵng có mức độ cảm nhận rủi ro khá cao, đặc biệt là rủi ro xã hội và rủi ro sức khỏe
mức độ cảm nhận rủi ro có sự khác biệt đáng kể ở các độ tuổi khác nhau. Nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý đối với cơ quan quản lý du lịch và các doanh nghiệp nhằm thu hút và phục vụ khách trong bối cảnh hiện tại.