Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Giang Cao, Thị Như Nụ Hoàng, Đức Thanh1 Lê, Thị Minh Huyền Ngô, Minh Hùng Nguyễn, Xuân Trường Nguyễn, Minh Ngọc Trần, Thị Liên Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 14 - 25

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441388

Vườn Quốc gia U Minh Thượng là khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam, nơi đây được công nhận là 1 trong 3 khu bảo tồn đất ngập nước ưu tiên cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng khá đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rùng tràm trên đất than bùn. Kết quả điều tra đã ghi nhận có 195 loài cây thuốc thuộc 164 chi, 78 họ, 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Pteridophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Hai họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc 18 loài và họ Đậu 12 loài. Dạng thân của cây thuốc được chia làm 5 nhóm, trong đó dạng thân thảo chiếm số lượng lớn nhất là 109 loài chiếm 55,9%. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thi bộ phận cả cây được sử dụng nhiều nhất với 101 loài chiếm 51,79%. Nhóm thuốc chữa các bệnh về gan, thận, mật, đường tiết niệu có nhiều loài nhất 111 loài. 2 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm cần được bảo tồn là loài Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở mức sẽ nguy cấp (VU A2c, Bl+2a,b) và loài Lõi tiền (Stephania longa Lour.) nằm trong Nghị định 06/2019/NĐ - CP thuộc nhóm II hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH