Ảnh hưởng bổ sung vitamin E trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà mái Nòi lai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu An Huỳnh, Thị Minh Sương Ngô, Thảo Nguyên Nguyễn, Thị Hồng Nhân Nguyễn, Thị Kim Khang Nguyễn, Tuấn Kiệt Nguyễn, Ánh Ngọc Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636.0852 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 2020

Mô tả vật lý: 48 - 52

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441389

 Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung vitamin E (VitE) trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà Nòi lai. Tổng số 72 gà mái hậu bị 16 tuần tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) tương ứng với khẩu phần là đối chứng theo thể thúc hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) tương ứng với khẩu phần là đối chứng (ĐC) khẩu phần cơ sở (KPCS), E125 KPCS có bổ sung 125mg VitE/kg TA và E250 KPCS bổ sung 250mg VitE/kg TA và được lặp lại 8 lần, 3 gà mái/lần lặp lại. Thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần từ ngày 5/9/2019 đến 14/11/2019. Kết quả phân tích cho thấy lô ĐC có tỷ lệ hao hụt là 25%, cao hơn so với các NT có bổ sung VitE (12,5-16,67%, P>
 0,05). Tuổi đẻ trứng đầu tiên của gà mái Nòi lai là 139-142 ngày và tuổi để đạt 50% là 152-158 ngày tuổi. TTTA, TKLTĐ, TKLTK và HSCHTA của gà giai đoạn 16-20 tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các NT (P>
 0,05). Tương tự, không tìm thấy sự khác biệt giữa các NT về tỷ lệ đẻ, NS trứng, KL trứng và TTTA của gà giai đoạn 20-26 tuần tuổi (P>
 0,05). HSCHTA giai đoạn 20-24 tuần tuổi cao nhất ở E125 (2,3) và thấp nhất ở E250 (2,15) (P<
 0,05). Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT về các chi tiêu chất lượng trứng của gà mái Nòi lai. Từ kết quả nghiên cứu trên có thể đề nghị khẩu phần có bổ sung 250mg vitamin E/kg TA giúp cải thiện HSCHTA và năng suất trứng ở gà mái Nòi lai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH