Ảnh hưởng của làng nghề truyền thống đến chất lượng mặt và nước ngầm: nghiên cứu tại xã Sơn Đồng, Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Dũng Bùi, Thị Ngọc Ánh Đỗ, Thúy Quỳnh Kiều, Bảo Ngọc Triệu

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 35-44

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441441

Nghiên cứu này nhằm phân tích sự thay đổi theo không gian và thời gian của chất lượng nước mặt và nước ngầm tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Một số chỉ tiêu hóa lý được lấy mẫu phân tích nhằm đánh giá biến động chất lượng nước theo thời gian và không gian tại khu vực. Các mẫu nước mặt được thu thập dọc theo tuyến kênh của xã tại các độ sâu khác nhau (20 và 30 cm). Từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2019, 10 mẫu nước ngầm và 5 mẫu nước mặt được thu thập từ các giếng khoan và sông Cống Đầm. 7 chỉ tiêu nước mặt bao gồm Fe, NH4+, Mn, NO2-, Cu, TSS và pH, 8 chỉ tiêu nước ngầm bao gồm Fe, NH4+, Mn, NO2-, Cu, pH, TDS và độ cứng. Kết quả cho thấy cả nước mặt và nước ngầm ở Sơn Đồng đều bị ô nhiễm nặng. Các chỉ tiêu pH, TSS, TDS và NO2-, ít biến động và thấp hơn mức quy chuẩn. Tuy nhiên, các thông số NH4+, Cu, Fe cao hơn quy chuẩn cho phép QCVN 08 2015/TNMT đối với nước mặt và 09 2015/TNMT đối với nước ngầm. Chỉ số tổng hợp về chất lượng nước ngầm (GWQI) được tính dựa trên các chỉ tiêu đã phân tích đều cao hơn 200, có nghĩa là không phù hợp cho ăn uống. Các khu vực bị ô nhiễm nặng nhất ở phía Nam và phía Tây Bắc của xã Sơn Đồng. Do đó, trước tình trạng chất lượng nước ô nhiễm, cần sử dụng một số giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng nước khu vực nghiên cứu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH