Xác định hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh chứa nấm Trichoderma spp. và chế phẩm vi sinh đến độ phì nhiêu đất và hấp thụ N, p, K của cây quýt đường. Thí nghiệm được bố tri theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bao gồm tám nghiệm thức với ba lần lặp lại tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Trong đó, nghiệm thức (i) bón phân theo nông dân, (ii) chế phẩm sinh học, (iii) bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp xử lý vôi mỗi tháng, (iv) bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp tưới năm dòng nấm Trichoderma spp. dạng dung dịch đối kháng nấm Fusarium spp., (v) bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp xử lý vôi mỗi tháng và tưới 5 dòng nấm Trichoderma spp. dạng dung dịch đối kháng nấm Fusarium spp., (vi) nghiệm thức iv và chế phẩm vi sinh, (vii) nghiệm thức vi, chế phẩm vi sinh và giảm 25% N, p và (viii) nghiệm thức vi, chế phẩm vi sinh và giảm 50% N, p. Kết quả cho thấy bón phân hữu cơ vi sinh có chứa nấm T. harzianum T- HG2Fa, T. asperellum T-HG4Ga phân hủy xenlulo đã cải thiện hàm lượng lân dễ tiêu trong đất phèn trồng quýt đường. Ngoài ra, nghiệm thức bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp bón vôi và chế phẩm vi sinh chứa các dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas palustris đạt hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất, 84,5 mg/kg. Bên cạnh đó, bón phân hữu cơ vi sinh chứa hỗn hợp hai dòng nấm T-HG2Fa và T-HG4Ga, bổ sung nấm Trichoderma spp. T-AG5Ab, T-AG5Da, T-AG5Ab, T-AG6Cb và T- AG6Cc có khả năng đối kháng nấm Fusarium spp. và vôi hoặc chế phẩm vi sinh ở mức bón 100% N, p tăng hấp thu đạm, lân và kali so với đối chứng, với 84,1- 169,5, 54,8458,1 và 90,5-214,3%, theo thứ tự.