Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Gianh Thành, tỉnh Kiên Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Ni Dương, Thị Hồng Nhiên Huỳnh, Thanh Giao Nguyễn, Lê Ngọc Trâm Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 125 - 133

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441485

Nghiên cứu thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 01/2018 nhằm đánh giá tác động kinh tế - xã hội đối với cộng đồng sau khi thành lập Khu Bảo tồn (KBT) Loài-Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Sự thay đổi kinh tế - xã hội tại xã Phú Mỹ được phân tích, đánh giá từ kết quả điều tra năm 2017 và so sánh với kết quả điều tra năm 2006 và 2011. Kết quả cho thấy, từ năm 2006 đến 2017 trình độ học vấn của người dân đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Tổng thu nhập của nông hộ vào năm 2017 là 61.925.000 đồng/năm, tăng 61,3% so với năm 2006 và tăng 46,7% so với năm 2011. Trong đó, hai ngành nghề đem lại thu nhập chính của người dân là làm ruộng (6,6%) và khai thác cỏ Bàng (43,4%). Với diện tích đất sản xuất lúa có xu hướng tăng, tuy nhiên không mang lại thu nhập ổn định. Diện tích cỏ Bàng (Lepironia articulata) có giá trị kinh tế giảm còn 498,89 ha so với năm 2004 là 753 ha, nhưng thu nhập từ cỏ Bàng vào năm 2017 cao hơn so với năm 2006 và 2011. Tỷ lệ người tham gia làm nghề liên quan tới cỏ Bàng ngày càng tăng với mức tăng từ 10,6% năm 2006, lên 31% năm 2011, lên 42,25% năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy cỏ Bàng đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của người dân địa phương do đó việc thành lập KBT không ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, mà còn mang lại nhiều cơ hội sinh kế hơn so với trước khi thành lập khu bảo tồn.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH