Nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng rau muống và rau cần ống được thực hiện với quy mô phòng thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp với chiều cao mực nước 15 cm, nền cát 15 cm và sự kết hợp giữa rau muống và rau cần nước với các tỷ lệ khác nhau. Sau 25 ngày, tỷ lệ loại bỏ BOD5, N-NH4+, N-NO3', P-PO3, sunfua (tính theo H2S) đạt cao nhất ở ngày thứ 20 tương ứng là 83,1 - 90,3%, 88,9 - 95,9%, 85,3 -92,1%, 80,7 - 85,0%, 88,5 - 92,1% và sinh khối tươi tăng 302,3 - 387,7g so với ban đầu. Thực vật thủy sinh sau khi được trồng trong nước thải sinh hoạt có thể tận dụng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm.