Đánh giá hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực bằng ropivacain kết hợp fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển sau mổ mở vùng bụng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Chương Hoàng, Minh Lý Nguyễn, Hoài Nam Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.96 Anesthesiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 157-162

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441585

 Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ mở vùng bụng của gây tê ngoài màng cứng ngực bằng ropivacain kết hợp fentanyl theo phương thức bệnh nhân tự điều khiển. Phương pháp nghiên cứu Can nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh, nghiên cứu trên 105 bệnh nhân ASA 1 -3, tuổi ≥18, có chỉ định phẫu thuật mở ổ bụng, được giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng ngực theo phương thức bệnh nhân tự điều khiển. Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 35 bệnh nhân. Hỗn hợp thuốc sử dụng giảm đau sau mổ là fentanyl 2mcg/ml và lần lượt với ropivacain 0,1% ở nhóm I, ropivacain 0,125% ở nhóm II và ropivacain 0,2% ở nhóm III. Đánh giá mức độ giảm đau dựa vào thang điểm VAS theo các thời điểm trong 72 giờ sau phẫu thuật. Kết quả Điểm VAS hạ xuống dưới 4 khi nghỉsau 15 phút và khi vận động là sau 16 giờ sau mổ. Điểm VAS trung bình nhóm II tương đương nhóm III (p>
 0,05) và thấp hơn nhóm I ở cả lúc nghỉ và lúc vận động (p<
 0,05). Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng của bệnh nhân ở nhóm II là 100%, cao hơn đáng kể so với nhóm I (82,9%) và nhóm III (77,1%) (p<
 0,001). Kết luận Giảm đau ngoài NMC do người bệnh tự điều khiển bằng ropivacain và fentanyl ở người bệnh phẫu thuật mở ổ bụng mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể. Trong đó, hỗn hợp ropivacaine 0,125% và fentanyl cho hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH