Nghiên cứu này nhằm so sánh giá trị tổng sản lượng sơ cấp (GPP) của đối tượng rừng rụng lá tại Ratchaburi, Thái Lan sử dụng mô hình quang hợp thực vật (GPPVPM) và dữ liệu viễn thám MODIS MOD17A2 (GPPMODIS) với dữ liệu thực đo (GPPObs) giai đoạn 2010 - 2011. Số liệu quan sát thu được từ tháp quan trắc bao gồm các dữ liệu về lượng bức xạ tới dùng trong quang hợp (PAR), nhiệt độ được sử dụng để tính toán ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ trong mô hình quang hợp thực vật (VPM), tổng sản lượng sơ cấp thuần để tính toán GPPObs. Các chỉ số nước bề mặt (LSWI), chỉ số thực vật tăng cường (EVI) trích xuất từ dữ liệu viễn thám phục vụ cho tính toán ảnh hưởng của nước (Wscalar) và giai đoạn phát triển của cây (Pscalar) đến GPP trong mô hình VPM. Song song, GPPMODIS được trích xuất từ sản phẩm MOD17A2 và loại bỏ các điểm ảnh không đáng tin cậy. So sánh kết quả của hai phương pháp ước tính GPP với giá trị thực đo cho thấy mô hình VPM cho hiệu quả cao hơn (R 2 = 0,75
RMSE = 2,34
MAE = 2,06
p <
0,001) so với MODIS trong việc ước tính GPP (R 2 = 0,26
RMSE = 22,44
MAE = 18,45). Nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng mô hình VPM tính toán GPP cho các đối tượng thực phủ khác nên được quan tâm.