Ảnh hưởng của nồng độ Uniconazole và các thời điểm kích thích ra hoa khác nhau đến khả năng ra hoa của xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Kim Muội Ngô, Thành Tôn Phạm, Sỹ Hiếu Trần, Văn Hâu Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 27 - 35

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441741

Tìm ra nồng độ uniconazole (UCZ) và thời điểm kích thích trổ hoa (KTTH) có hiệu quả lên sự ra hoa của xoài cát Hòa Lộc (CHL). Thí nghiệm được thực hiện trên cây xoài CHL 10-12 năm tuổi tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018. Thí nghiệm được bố ti theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lập lại tương ứng với 1 cây. Các nghiệm thức bao gồm phun uniconazole (UCZ) nồng độ 1.000, 1.500, 2.000 ppm và đối chứng phun paclobutrazol (PBZ) 1.500 ppm và tưới vào đất với liều lượng 1,5 g ai./m đường kính tản. Cây xoài được phun nitrat kali nồng độ 2,5% để KTTH ở ba thời điểm 60, 75 và 90 ngày sau khi xử lý UCZ/PBZ tương ứng với ba thí nghiệm riêng lẻ. Kết quả cho thấy xử lý uniconazole bằng cách phun qua lá ở các nồng độ độ 1.000, 1.500 và 2.000 ppm và kích thích trổ hoa bằng cách phun nitrate kali nồng độ 2,5% ở thời điểm 60, 75 hay 90 ngày sau khi xử lý có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa và năng suất xoài cát Hòa Lộc trong vụ nghịch. Phun UCZ ở nồng độ 1.500 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất tương đương với cả hai biện pháp xử lý PBZ bảng cách phun qua lá (1.500 ppm) hay tưới vào đất (1,5 g a.i./m đường kính tán), đồng thời không có ảnh hưởng đến khối lượng trung bình quả và phẩm chất quả (oBrix, TA và hàm lượng vitamin C) xoài cát Hòa Lộc.,
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH