Ảnh hưởng của một số yếu tố lên sinh sản nhân tạo cá mao ếch Allenbatrachus grunniens (Linnaeus, 1758) trong điều kiện nhân tạo

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Hùng Cao, Phước Triệu Nguyễn, Thị Phương Thảo Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2019

Mô tả vật lý: 115-121

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441789

 Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố như loại thức ăn, hormone sinh dục, nhiệt độ và độ mặn đếnkỹ thuật sản xuất giống và phát triển phôi của cá mao ếch Allenbatrachus grunniens (Linnaeus, 1758) trongđiều kiện nhân tạo được tiến hành qua 3 thí nghiệm. Trong thí nghiệm 1, nuôi vỗ cá bố mẹ cho sinh sản gồm có4 nghiệm thức thức ăn khác nhau tương ứng với 4 công thức (CT) thức ăn (i) CT1 sử dụng 70% thức ăn giápxác, 20% cá tươi, 10% mực (cắt nhỏ)
  (ii) CT2 sử dụng 50% giáp xác và 50% cá tươi (cắt nhỏ)
  (iii) CT 3 sửdụng 50% giáp xác và 50% mực (cắt nhỏ)
  (iv) CT 4 sử dụng 100% thức ăn viên UP. Thí nghiệm 2 nhằm xácđịnh liều lượng kích dục tố tốt nhất cho sinh sản cá mao ếch gồm 9 nghiệm thức, trong đó chỉ dùng HCG hoặcLHRHa, hoặc phối hợp giữa ba loại LHRHa, domperidone (DOM) và HCG. Thí nghiệm 3 nhằm xác định ảnhhưởng của nhiệt độ đến sự phát triển phôi được bố trí ở 3 mức nhiệt độ là 28oC, 30oC và 32oC và ảnh hưởngcủa độ mặn đến sự phát triển phôi ở 5 mức độ mặn là 14‰, 17‰, 20‰, 23‰ và 26‰. Kết quả nghiên cứu chothấy sử dụng thức ăn 50% giáp xác và 50% cá tươi cho tỷ lệ cá bố mẹ thành thục cao nhất. Kích dục tố LHRHakết hợp với DOM và HCG (liều lượng 50μg LHRHa + 5mg DOM +1000UI HCG )/ kg cá cái để kích thíchsinh sản cá mao ếch có hiệu quả hơn so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ trứng nở ra cao nhất ở nhiệt độ là28oC và độ mặn 20‰. Nghiên cứu cung cấp những tiền đề quan trọng cho việc sinh sản nhân tạo loài cá này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH