Đặc điểm phân bố loài voọc mông trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Vân Bùi, Văn Quyền Mai, Hữu Mạnh Nguyễn, Gia Thanh Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2023

Mô tả vật lý: 85-94

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441821

 Qua các tuyến quan sát thực địa tại Khu bảo tổn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (KBTTNĐNN), nhóm nghiên cứu đã xác định vị trí phân bố của 25 đàn Voọc mông trắng (VMT) với khoảng 184-212 cá thể. Các đàn phân bố rải rác ở các khu vực khác nhau của khu bảo tồn (KBT) tập trung với số lượng cá thể và đàn nhiều nhất là khu vực núi Đồng Quyển với 14 đàn và ước tính khoảng 121-123 cá thể. Số đàn tập trung ở hai dạng sinh cảnh Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh
  và trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh trên các thung khô hạn. Phân theo đai cao các đàn VMT ở KBTTNĐNN Vân Long có xu hướng tập trung phân bố ở các đai thấp 50-150 m, đây hầu hết là các vùng phân bố thực vật nghèo nàn, cấu trúc rừng thưa, thường chỉ một tầng và không liền mảnh., Sự phân bố không đồng đều của các đàn VMT trong khu vực gây nên những áp lực lớn đối với sự tồn tại của loài khi mà nguồn thức ăn trong các sinh cảnh ngày càng cạn kiệt và khan hiếm, sự tác động của con người là rất lớn, sự tăng trưởng và phát triển về kích thước các đàn theo thời gian là nguyên nhân chính sẽ gây nên xu hướng dịch chuyển tự nhiên của các đàn sang các khu vực liền kề có diện tích đảm bảo cho loài tồn tại. Các giải pháp bảo tồn loài để hạn chế những mối đe dọa và tác động trên là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với khoa học bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH