Khả năng đối kháng vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân lập trên cá rô phi (Oreochromis spp.) bởi một số cao chiết thảo dược

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Cường Đoàn, Linh Chi Lê, Tú Lan Mã, Diễm Thư Nguyễn, Thành Nhân Nguyễn, Thị Ngọc Tĩnh Nguyễn, Thị Trúc Quyên Nguyễn, Hoàng Bích Ngọc Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636.0897 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2019

Mô tả vật lý: 124-132

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441871

Nghiên cứu đánh giá khả năng ức chế tăng trưởng của vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân lập đượctrên cá rô phi của một số cao chiết có nguồn gốc thảo dược. Dịch chiết của năm loại thảo dược (quế, gừng,xuyên tâm liên, diếp cá, tía tô) được pha trong dung môi ethanol 96% và methanol 99,8%, sau khi xử lý nhiệt,, lọc và cô quay chân không tạo được các cao chiết có nồng độ 2000 mg/ml. Kết quả cho thấy, cao chiết vỏ quế(trong ethanol 96% hoặc methanol 99,8%) cho hiệu quả kháng khuẩn cao nhất với cả Streptococcus agalactiaeSA3 và SA4, ở mức đối kháng mạnh với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 17,67 mm và 16,25 mm ( SA3),33,42 mm và 32,75 mm (SA4). Cao chiết gừng và xuyên tâm liên đối kháng ở mức trung bình (đường kính vòngkháng khuẩn từ 9,50 - 13,08 mm), cao chiết diếp cá và tía tô đối kháng ở mức yếu (đường kính vòng khángkhuẩn từ 2,92 - 7,42 mm). Các giá trị MBC và MIC của cao chiết vỏ quế chiết xuất trong hai loại dung môitương ứng là 16.000 μg/ml và 8.000 μg/ml (đối với chủng SA3), 8.000 μg/ml và 4.000 μg/l (đối với chủng SA4).Kết quả cho thấy, cao chiết vỏ quế chiết xuất trong ethanol 96% hoặc methanol 99,8% là loại cao chiết thảodược tiềm năng có thể sử dụng trong phòng bệnh do Streptococcus agalactiae gây ra trên cá rô phi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH