Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Trung học cơ sở Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, nơi hầu hết học sinh có các thiết bị học tập là các công cụ công nghệ cao như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng và máy tính xách tay. Năm học 2021-2022 là năm thứ ba thầy và trò Nhà trường phải đối mặt với đại dịch Covid-19 nên đã có rất nhiều tiết học trực tuyến. Nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng các công cụ EdTech để tăng động lực học tiếng Anh của học sinh lớp 8 tại trường Trung học cơ sở Tân Thịnh. Bằng cách sử dụng bốn công cụ EdTech khác nhau, nhà nghiên cứu đặt ra mục tiêu điều tra xem các công cụ EdTech này có thực sự làm tăng động lực học tập của học sinh không và nếu có tăng thì tăng ở mức độ nào., Nghiên cứu mô tả một chu kỳ nghiên cứu hành động được thực hiện trên 84 học sinh lớp 8. Dữ liệu sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và nhật ký của học sinh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các công cụ EdTech đã làm tăng động lực học tiếng Anh của học sinh trong các tiết học trực tiếp ở trường cũng như trong các bài học trực tuyến một cách đáng kể. Một số gợi ý cũng được đề xuất với hy vọng hỗ trợ giáo viên Việt Nam trong việc giảng dạy và tăng hứng thú học tiếng Anh của người học.