Bài báo này có mục tiêu là đề xuất mô hình cộng sinh công - nông nghiệp áp dụng những giải pháp kỹ thuật sinh thái khép kín nhằm hướng đến sự phát triển bền vững cho nhà máy sản xuất tinh bột mì. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp AHP để phân tích chín phương án thay thế và xác định một phương án tối ưu dựa trên 17 tiêu chí cụ thể cho Nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì điển hình tỉnh Tây Ninh. Phương án chọn có 12 giải pháp tuần hoàn, giảm 40% nước ngầm
giảm hàng trăm m3 nước cho tưới trong nông nghiệp (đáp ứng được hàng trăm hecta cây trồng)
hạn chế sự lệ thuộc thiếu nước vào mùa khô và sự điều tiết nước từ hồ Dầu Tiếng, giảm từ 19-73% phát thải từ giao thông,... Nước thải sau Biogas được pha loãng theo tỷ lệ đối với cây mì là 28 lít nước thải/49 lít nước sạch, cao su là 8,5lít nước thải/7 lít nước sạch và mãng cầu là 20 lít nước thải/20 lít nước sạch để phun như một loại phân bón lá tự nhiên, hạn chế sử dụng các loại phân NPK hóa học. Một số chỉ tiêu trong nước thải sau xử lý cho thấy phù hợp để sử dụng làm phân bón nhưng phù hợp cho sự phát triển dinh dưỡng trong đất và tăng đạm cho phát triển cây trồng, giảm chi phí sử dụng các loại phân kích thích sự phát triển cho cây. Ngoài ra, nước thải sản xuất có nồng độ cyanua cao cũng được cân nhắc để pha loãng theo những tỷ lệ nhất định làm thuốc diệt côn trùng tự nhiên. Kết quả cho thấy mô hình liên kết công - nông nghiệp mang lại hiệu quả lớn về môi trường cho ngành sản xuất tinh bột mì và có thể nhân rộng trong tương lai.