Khảo sát hiệu quả cải thiện mức độ xơ hoá gan dựa vào chỉ số AST/số lượng tiểu cầu (APRI) sau khi đạt đáp ứng vi rút bền vững ở bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn (HCV) được điều trị bằng kháng vi rút trực tiếp (DAA). Đối tượng và phương pháp Mô tả cắt ngang hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân (BN) viêm gan vi rút C mạn, đến khám và điều trị ngoại trú tại Phòng khám viêm gan - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, từ tháng 01/2018 đến 12/2019. BN được chỉ định điều trị bằng các phác đồ DAA trong 3 tháng, thu thập các số liệu lâm sàng và cận lâm sàng tại thời điểm trước điều trị, sau khi kết thúc điều trị 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Đánh giá mức độ xơ hoá gan dựa trên APRI. Kết quả Trong 184 BN đủ tiêu chuẩn, có 113 (61,4%) là nữ. Tuổi trung bình là 57,1 ± 13,4, Có 96/184 (52,2%) BN chưa có xơ gan. Trên nhóm BN chưa có xơ gan, APRI thay đổi có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 6 tháng sau khi kết thúc điều trị so với ban đầu (0,71
0,32
p = 0,012). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh ở thời điểm 12 tháng (0,32) và 6 tháng (0,31) sau khi kết thúc điều trị (p = 0,385). Trên nhóm BN xơ gan, APRI giảm có ý nghĩa thống kê ở tất cả các khoảng giá trị ở thời điểm 6 tháng sau khi kết thúc điều trị so với giá trị ban đầu (1,13
0,41
p <
0,001). Kết luận APRI thay đổi có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 6 tháng saukhi kết thúc điều trị bằng DAA. Do đó, BN HCV nên được điều trị DAA sớm để hạn chế diễn tiến của bệnh gan mạn tính.