Mô tả đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhi lỗ tiểu thấp (LTT) thể thân dương vật. Đánh giá kết quả, biến chứng sau phẫu thuật tạo hình dị tật LTT thể thân dương vật (DV) có sử dụng kỹ thuật tạo hình vật xốp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu mô tả trên 30 bệnh nhi được chẩn đoán LTT thể giữa có cong DV nhẹ (cong ≤ 300) được phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng Hợp -Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Thời gian nghiên cứu 03/2020 - 11/2022 Kết quả nghiên cứu Trong số 30 bệnh nhân, tuổi trung bình 6,6 ± 4,6. Nhóm LTT có vị trí chia đôi vật xốp ở thân DV xa gốc là 18 trẻ (60%) cao hơn nhóm LTT có vị trí chia đôi vật xốp ở thân DV gần gốc là 12 trẻ (40%). Trung bình của độ rộng quy đầu (QĐ) là 14,9 ± 2,3 mm, nhỏ nhất 12 mm, lớn nhất là 22 mm. Nhóm trẻ có QĐ nhỏ chiếm 9 trẻ (30%), nhóm trẻ có QĐ bình thường chiếm 21 trẻ (70%). Bề rộng QĐ ở nhóm sàn niệu đạo (NĐ) dạng rãnh sâu 16,5 ± 2,3 mm lớn hơn bề rộng QĐ của nhóm sàn NĐ dạng rãnh nông và nhóm sàn NĐ dạng phẳng với p = 0,003. Ghi nhận 17 trẻ (chiếm 56,7%) có đoạn niệu đạomỏng không có vật xốp che phủ. Chiều dài đoạn NĐ tạo hình 25,8 ± 11,4 mm, ngắn nhất 9mm và dài nhất 73 mm. Nhóm có mô vật xốp "phát triển" là 19 trẻ (63,3 %), nhóm có mô vật xốp "kém phát triển" là 11 trẻ (36,7%). Độ cong DV trung bình mà kỹ thuật tạo hình vật xốp sửa được 13,4 ± 3,10. Rò niệu đạo có 2 trẻ (6,7%), tụt miệng niệu đạo có 1 trẻ (3,3%), không có cong DV tái phát, không có hẹp NĐ. Kết luận Kỹ thuật tạo hình mô vật xốp giúp thêm lớp che phủ bảo vệ niệu đạo mới và tái tạo niệu đạo mới về gần cấu trúc giải phẫu bình thường hạn chế rò niệu đạo. Kỹ thuật tạo hình vật xốp có hiệu quả trong sửa tật cong dương vật nhẹ. Kết quả sau mổ khá tốt với biến chứng thấp.