Khung pháp lý và tiềm năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tấn Sang Đoàn, Nguyễn Đoan Khôi Lê, Thị Xuân An Lê, Hồng Quân Nguyễn, Minh Tú Nguyễn, Thanh Bình Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2022

Mô tả vật lý: 182-190

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 441973

Dựa trên các dữ liệu thứ cấp, bài viết này tập trung vào việc phân tích khung pháp lý về kinh tế tuần hoàn nói chung, nông nghiệp tuần hoàn nói riêng và tiềm năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích định tính của Creswell được sử dụng. Kết quả cho thấy khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được sử dụng trên thế giới từ những năm 1990 để hướng tới giải quyết các vấn đề liên quan đến suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái do nền kinh tế tuyến tính gây nên. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn tương đối mới ở nước ta. Mặc dù vậy, Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 07/6/2022, là cơ sở để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh. Với lợi thế về điều kiện sinh thái, ĐBSCL có tiềm năng rất lớn để ứng dụng các nguyên lý của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, hướng đến mục tiêu năm 2030 giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp của vùng xuống 20% so với 2010 như đã xác định trong Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để làm được điều này, các địa phương cần phải thúc đẩy nghiên cứu, nâng cao năng lực và đầu tư phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn càng sớm càng tốt
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH